Hít thở thật sâu sau mỗi giờ làm việc giúp tăng tinh thần, sức khỏe cảm xúc và năng suất. Trên thế giới mỗi quốc gia lại có những cách nghĩ ngơi khác nhau sau nhiều giờ làm việc căng thẳng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Thụy Điển: Hãy tạm gác công việc trong bàn làm việc
Fika – văn hóa cà phê của người Thụy Điển
Fika là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa uống cà phê siêu tốc của người Mỹ và sự tinh tế của người Nhật.
Trong tiếng Thụy Điển, Fika hiểu nôm na là “uống cà phê”. Tuy nhiên, việc thưởng trà của người dân xứ Bắc Âu này không chỉ đơn thuần chỉ là cầm lên một tách cà phê, vừa đi vừa uống là xong. Trong từ Fika còn bao gồm cả một phong cách, phong tục và văn hóa uống có từ lâu đời và rất riêng của người bản xứ.
Đối với người Thụy Điển, Fika không phải là điều gì cao sang, cổ điển. Nó đơn giản chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó lại là nếp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.

Theo đánh giá của nhiều du khách khi được thưởng thức văn hóa uống cà phê nơi đây, Fika là một cái gì đó rất Thụy Điển. Nó không phải quá vội vàng theo kiểu “tàu nhanh” như dân Mỹ, cũng không quá cầu kỳ và tốn thời gian như trà đạo của Nhật Bản. Nói một cách chính xác, Fika là sự kết hợp, giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa thưởng thức đồ uống này.
Fika là chỉ một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong ngày. Trong khoảng thời gian này, người ta sẽ tụ tập lại cùng nhau (nếu cùng làm ở công sở), vừa uống cà phê, vừa nhâm nhi vài cái bánh ngọt và trò chuyện. Điều này có tác dụng gắn kết tình cảm giữa mọi người với nhau.
Ý: Nghĩ trưa (Riposo)
Ý thường được coi là một trong những quốc gia lành mạnh nhất thế giới – Người Ý không chỉ ăn một chế độ ăn Địa Trung Hải bổ dưỡng mà còn có xu hướng áp dụng thái độ thoải mái với cuộc sống. Dành thời gian để thư giãn là một phần lớn trong lối sống của người Ý, được kết hợp vào các nghi lễ xã hội hàng ngày như la passeggiata (đi dạo buổi tối nhàn nhã) và aperitivo (đồ uống và đồ ăn nhẹ trước bữa tối).
Các cửa hàng ở Ý có thể đóng cửa từ 12h30 đến 15h30 để về nhà nấu ăn và nghỉ ngơi trước khi mở lại vào buổi chiều, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Ở các thành phố lớn có các nhà hàng phục vụ ăn trưa cho những người không có thời gian về nhà nấu ăn.
Tây Ban Nha: Ngủ trưa
Người Tây Ban Nha có văn hóa ngủ trưa rất độc đáo, và theo nhiều sử sách ghi chép lại chính họ chứ không phải dân tộc nào khác là những người đã sáng tạo ra văn hóa ngủ trưa đầu tiên ở trên thế giới này. Tiếng Tây Ban Nha gọi đó là “siesta”, và trong từ điển tiếng Anh cũng có từ này, nó có nghĩa là “giấc ngủ trưa”.

Có lẽ ngoại trừ những thành phố lớn như Madrid hay Barcelona các cửa hàng, trung tâm dịch vụ vẫn mở cửa hàng xuyên trưa thì nhiều nơi khác trên đất nước Tây Ban Nha phố xá đều im lìm trong khoảng thời gian nửa buổi chiều, có khi đến hết buổi chiều. Các cửa hàng ở Tây Ban Nha thường đóng cửa hàng để nghỉ trưa từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ, và đừng sửng sốt khi có người bạn Tây Ban Nha nào đó rủ bạn đi ăn trưa vào lúc 3 hoặc 5 giờ chiều nhé. Và thường ở trong các căng tin của nhiều trường đại học sẽ không phục vụ bữa trưa vào lúc 12 rưỡi hoặc 1 giờ chiều, vì khoảng thời gian này thường là quá sớm. Chính vì mất quá nhiều vào thời gian nghỉ trưa nên người Tây Ban Nha phải tăng giờ làm việc đến đêm, có khi đến 9, 10 giờ họ mới từ chỗ làm ra về. Vì vậy mà họ lại dùng bữa tối cũng vô cùng muộn, nếu bạn là người ăn uống điều độ như ở Việt Nam thì có lẽ sẽ rất khó thích nghi với lịch sinh hoạt này.
Vương quốc Anh: Làm một tách
Trà chiều
Tiệc trà chiều là một nét văn hóa đẹp của nước Anh và ngày càng phổ biến khắp thế giới.
Trà chiều được giới thiệu bới Anna – nữ công tước thứ bảy của Bedford vào năm 1840. Nữ công tước thường bị đói vào tầm bốn giờ chiều trong khi bữa tối lại chỉ phục vụ vào tám giờ tối – một khoảng cách dài cho hai bữa ăn. Vào tầm giờ chiều muộn bà thường yêu cầu mang vào phòng một khay trà, bánh mì, bơ và bánh ngọt. Việc này dần trở thành thói quen của nữ công tước và bà thường rủ bạn bè đến thường thức cùng.
Việc thưởng trà dần trở nên mang tính xã hội hơn, vào những năm 1880 các tầng lớp thượng lưu và phụ nữ sẽ mặc trang phục như áo dài, đeo găng tay và đội mũ trong thời gian diễn ra trà chiều từ 4 đến 5 giờ ở phòng khách.
Một buổi trà chiều truyền thống thường gồm có vài loại bánh mì kẹp thịt (bao gồm cả bánh mì kẹp dưa chuột thái mỏng), bánh nướng ăn kèm kem và mứt, các loại bánh ngọt cũng được phục vụ kèm theo. Trà thường dùng loại trồng ở Ấn Độ hoặc Sriklanka và được đựng trong ấm trà bạc cùng những chiếc tách vô cùng tinh tế.
Tuy nhiên ngày nay ở những nhà trung bình vùng ngoại ô, trà chiều đơn giản chỉ dùng kèm với bánh quy và những miếng bánh ngọt nhỏ cùng với một cốc trà pha từ túi lọc.
Úc và New Zealand: Smoko
Smoko là một thuật ngữ tiếng lóng được sử dụng ở Úc và New Zealand để mô tả thời gian nghỉ làm ngắn, thường được thực hiện vào buổi sáng, ‘smoko‘ có nguồn gốc từ cách nói của hải quân có từ năm 1865. Trên khắp Australasia, giờ nghỉ smoko thường được thực hiện hai lần một ngày bởi những người ở nông thôn và ngành công nghiệp sản xuất, và họ thường sử dụng một tách trà, đồ ăn và có thể một điếu thuốc.
Nhật Bản: Ngủ trong công việc
Inemuri: Nghệ thuật ngủ nơi công cộng đã trở thành thương hiệu của người Nhật Bản
Văn hóa ngủ nơi công công cộng “inemuri” là cách để người Nhật Bản có thể điều chỉnh lại lối sống công nghiệp hóa vốn dĩ luôn vội vã và bận rộn hiện nay. Ở hầu hết các quốc gia, ngủ tại nơi công sở không chỉ là hành vi đáng xấu hổ mà còn có thể khiến bạn mất việc như chơi. Nhưng tại Nhật Bản, ngủ tại công sở là một điều khá phổ biến và được xã hội chấp nhận. Trong thực tế, ngủ gục lại là dấu hiệu tích cực cho thấy cá nhân đó đã nỗ lực hết mình trong công việc.

Argentina: Ăn nhẹ
Vì thời gian ở Argentina thường không bắt đầu cho đến khoảng 9:30 tối hoặc muộn hơn, người Argentina nghỉ ngơi cho một bữa ăn nhẹ được gọi là merava vào khoảng 5 giờ chiều. Đến từ Nam Âu, merava là một truyền thống được yêu thích bắt đầu từ thời thơ ấu, nơi trẻ em thưởng thức các món ngọt và sữa. Người lớn nhâm nhi mate, một loại trà thảo dược yêu của Argentina.
Tham khảo: Culture Trip
Bình luận